Bài dự thi tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân

 Bài dự thi tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dânĐáp án câu hỏi thi viết tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về CAND


Để giúp CBCS trong lực lượng CAND tiếp tục học tập, nghiên cứu, vận dụng tư tưởng HCM về CAND nói chung và tư tưởng HCM về vai trò của nhân dân trong sự nghiệp gìn giữ an ninh, trật tự; tư tưởng HCM về cán bộ và công tác cán bộ CAND nói riêng; Bộ Công an tổ chức Họp Ban tổ chức, Ban giám khảo cuộc thi viết "Tìm hiểu tư tưởng HCM về Công an nhân dân"

Đáp án câu hỏi thi viết tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về CAND

….………..ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỆ THỐNG CÂU HỎI
CUỘC THI VIẾT TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CAND
NHÂN .... NĂM CAND HỌC TẬP, THỰC HIỆN 6 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG SỰ NGHIỆP GIỮ GÌN TRẬT TỰ, AN NINH
Câu 1: Phân tích cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về CAND? Đánh giá giá trị và ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về CAND?
Câu 2: “Công an của ta là Công an nhân dân, vì dân mà phục vụ và dựa vào nhân dân mà làm việc” được trích trong tác phẩm nào của Hồ Chí Minh? Phân tích nội dung của câu nói nêu trên?
Câu 3: Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh? Lực lượng CAND cần làm gì để phát huy vai trò của nhân dân trong giữ gìn trật tự, an ninh?
Câu 4: Vì sao trong bài nói chuyện tại Trường Công an Trung cấp năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn”?
Câu 5: Qua nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về CAND, đồng chí hãy chỉ ra những việc cần phải làm để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu, tìm hiểu, học tập, tuyên truyền, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về CAND trong thời gian tới?
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ VÀ CÔNG TÁC CÁN BỘ CAND
Câu 1: Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của người cán bộ, chiến sỹ Công an? Đồng chí cần phải làm gì để xứng đáng với vị trí, vai trò đó?
Câu 2: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh người cán bộ, chiến sỹ Công an phải có những phẩm chất nào? Vì sao Hồ Chí Minh lại yêu cầu cán bộ, chiến sỹ Công an phải có những phẩm chất đó?
Câu 3: Phân tích nội dung 6 điều Bác Hồ dạy CAND? Nghiên cứu, quán triệt và vận dụng tư tưởng đó có ý nghĩa như thế nào đối với việc thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng người cán bộ, chiến sĩ CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”?
Câu 4: Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng bộ máy CAND? Rút ra ý nghĩa đối với việc xây dựng bộ máy CAND hiện nay?
Câu 5: Đồng chí hãy trình bày những thành tựu và hạn chế của công tác xây dựng cán bộ và công tác cán bộ hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh? Nêu một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng cán bộ và công tác cán bộ CAND thời gian tới theo tư tưởng Hồ Chí Minh?
ĐỀ CƯƠNG GỢI Ý TRẢ LỜI
CUỘC THI VIẾT TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CAND
NHÂN 70 NĂM CAND HỌC TẬP, THỰC HIỆN 6 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG SỰ NGHIỆP GIỮ GÌN TRẬT TỰ, AN NINH
Câu 1: Phân tích cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân? Đánh giá giá trị và ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân?
Ý 1: Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân
- Cơ sở thực tiễn
+ Thực tiễn cách mạng Việt Nam: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân được hình thành từ kinh nghiệm của Đảng trong việc tổ chức các đội tự vệ - tiền đề cho sự ra đời của Công an nhân dân Việt Nam: Trải qua từng bước phát triển của phong trào cách mạng, các đội vũ trang, tự vệ được xây dựng, từng bước hoàn thiện về mặt tư tưởng, tổ chức, chính trị và thể hiện vị trí, vai trò ngày càng quan trọng trong sự nghiệp cách mạng chung của cả dân tộc.
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân là kết quả của sự tự tích lũy kinh nghiệm của bản thân Hồ Chí Minh trong quá trình hoạt động cách mạng: Hoạt động bí mật như một chiến sĩ điệp báo, đối mặt với rất nhiều loại mật thám, tình báo nhà nghề ở nhiều nước trên thế giới, Người càng nhận thức sâu sắc bản chất công an đế quốc và bọn tay sai thực chất là nanh vuốt của đế quốc thực dân, là lũ “đầu trâu mặt ngựa”. Thực tiễn đó cung cấp cho Hồ Chí Minh những kinh nghiệm và gợi ý về việc xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong tương lai: Chuyên môn phải phục tùng chính trị, Công an cách mạng, hoàn toàn khác Công an đế quốc, phải là lực lượng của nhân dân, phục vụ nhân dân chứ không phải để đè đầu cưỡi cổ dân...
+ Thực tiễn và kinh nghiệm trong xây dựng tổ chức bộ máy và hoạt động của lực lượng công an ở các nước trên thế giới: Các tác phẩm “Kinh nghiệm du kích Tàu”, “Kinh nghiệm du kích Pháp”, “Kinh nghiệm du kích Nga” được Quốc tế Cộng sản dùng làm tài liệu huấn luyện chứa đựng những kinh nghiệm to lớn của các nước trong đấu tranh chống phản cách mạng. Hồ Chí Minh rất chú ý đến việc học hỏi, vận dụng kinh nghiệm đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự, kinh nghiệm xây dựng lực lượng công an của các nước tiến bộ trên thế giới. Tuy nhiên, theo Người, việc học tập kinh nghiệm phải luôn luôn sáng tạo, phù hợp với thực tiễn đất nước.
- Tiền đề tư tưởng - lý luận.
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân là kết quả của sự kế thừa sâu sắc những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc: Truyền thống yêu nước; bài học lớn về tinh thần cảnh giác, bảo vệ bí mật quốc gia, bảo vệ độc lập dân tộc; bài học bảo vệ đất nước đi đôi với xây dựng, phát triển kinh tế, giữ yên bên trong, chủ động phòng ngừa ngay trong thời bình; bài học phải “yên dân”, “dựa vào dân”, “lấy dân làm gốc”...
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân có sự tiếp thu tinh hoa văn hóa phương Đông: Tư tưởng “thân dân” của Nho giáo; tư tưởng từ bi, hỷ xả của Phật giáo...
+ Tư tưởng và văn hóa phương Tây: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghiên cứu các cuộc cách mạng dân chủ tư sản phương Tây, tiếp thu tư tưởng dân chủ pháp quyền qua các tác phẩm của Rútxô và Môngtétxkiơ... Người đã tiếp nhận tinh hoa của triết lý phương Tây, đặc biệt là tư tưởng dân chủ, tư tưởng về quyền của con người.
+ Chủ nghĩa Mác - Lênin: Là nền tảng tư tưởng, thế giới quan, phương pháp luận, tiền đề tư tưởng, lý luận trực tiếp của tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân.
- Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh:
+ Tinh thần yêu nước và nhiệt thành cách mạng: Đây là động lực thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc cho dân tộc Việt Nam.
+ Khả năng quan sát, phân tích, đánh giá thực tiễn một cách tinh tường, sáng suốt.
+ Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo.
+ Vốn kiến thức thực tiễn phong phú, đa dạng...
Ý 2: Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân
- Thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945
+ Trải qua quá trình vừa học tập, khảo cứu, hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã nhận ra chế độ nhà nước tư sản thực chất là công cụ của giai cấp tư sản được sử dụng để áp bức, bóc lột nhân dân. Trong các nhà nước đó, bộ máy quân đội, công an, cảnh sát là tay sai, nanh vuốt của đế quốc, hà hiếp, áp bức dân chúng, “chúng nó là lũ đầu trâu, mặt ngựa”. Bộ máy đó chỉ bảo vệ lợi ích cho một nhóm người và đi ngược lại lợi ích của đại đa số nhân dân lao động.
+ Trong quá trình hoạt động cách mạng ở nước ngoài, qua khảo sát chế độ chính trị các nước dân chủ tư sản phương Tây, Hồ Chí Minh nhận thấy nhu cầu được sống trong an ninh là một trong những nhu cầu cơ bản của con người.
- Thời kỳ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (năm 1954).
+ Ngay sau khi công bố Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 13-9-1945, Người ký Sắc lệnh số 33A/SL quy định về quyền hạn của Ty Liêm phóng và Sắc lệnh 33B/SL về trình tự, thủ tục khi bắt người của Sở Liêm phóng và Sở Cảnh sát. Để thống nhất công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, ngày 21-2-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 23/SL hợp nhất Sở Cảnh sát và Sở Liêm phóng thành Việt Nam Công an vụ và đặt dưới quyền quản lý của Bộ Nội vụ.
+ Để đảm bảo cho các hoạt động điều tra tội phạm diễn ra theo đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngày 20-7-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 131/SL về tổ chức tư pháp Công an. Trong văn bản này, lần đầu tiên Hồ Chí Minh đề cập đến vấn đề luật pháp tố tụng hình sự và tổ chức điều tra hình sự nhằm quy định hành lang pháp luật cho các hoạt động điều tra, xét xử phân công, phân cấp điều tra, xét xử, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
+ Những vấn đề tâm huyết nhất đối với Ngành Công an đã được Hồ Chí Minh bày tỏ đầy đủ trong tác phẩm “Tư cách người Công an cách mệnh” với sáu điều dạy cụ thể hàm chứa nhiều vấn đề lý luận sâu sắc, vẫn còn nguyên giá trị cho đến tận ngày nay.
+ Trong “Thư gửi Hội nghị Công an toàn quốc”, tháng 01-1950, Người nhắc nhở: “Xây dựng bộ máy Công an nhân dân tức là Công an phải có tinh thần phục vụ nhân dân, là bạn dân. Đồng thời phải dựa vào các đoàn thể mà tổ chức và giáo dục nhân dân trong công việc phòng gian trừ gian, để nhân dân thiết thực giúp đỡ công an. Cách tổ chức công an phải giản đơn, thiết thực, tránh cái tệ quá hình thức, giấy má. Lề lối làm việc phải dân chủ. Cấp trên phải thường kiểm tra cấp dưới. Cấp dưới phải phê bình cấp trên. Giúp nhau kinh nghiệm và sáng kiến, giúp nhau tiến bộ. Tự phê bình và phê bình nhau theo tinh thần thân ái và lập trường cách mệnh. Phải hoan nghênh nhân dân phê bình công an, để đi đến hiểu công an, yêu công an, và giúp đỡ công an” .
+ Ngày 14-5-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 66/SL, chia Cục Tình báo Bộ Quốc phòng thành hai bộ phận: một bộ phận nhập vào Nha Công an thuộc Bộ Nội vụ và một bộ phận sáp nhập vào ngành quân báo Bộ Tổng tham mưu thuộc Bộ Quốc phòng. Sắc lệnh này cho thấy tư tưởng sáng suốt của Người trong việc phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của bộ máy tình báo bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chức năng, nhiệm vụ bộ máy tình báo phục vụ các mục đích quân sự - chính trị.
+ Ngày 16-2-1953, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 141/SL về việc đổi Nha Công an thuộc Bộ Nội vụ thành Thứ bộ Công an do một Thứ trưởng phụ trách. Những nhiệm vụ quan trọng nhất của Thứ bộ Công an được ghi rõ trong Sắc lệnh số 141/SL là: “Chống gián điệp, phản động ở trong nước để bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân, bảo vệ quân đội nhân dân, bảo vệ các đoàn thể nhân dân, bảo vệ kinh tế quốc dân; bảo vệ biên giới, chống đặc vụ và gián điệp quốc tế. Bài trừ lưu manh, trộm cướp, bài trừ các tệ nạn xã hội và giữ trật tự, an ninh trong nhân dân. Quản trị các trại giam, giáo dục, cải tạo phạm nhân”.
- Thời kỳ bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
+ Ngay từ ngày đầu tiếp quản Thủ đô Hà Nội (ngày 10-10-1954), bên cạnh “Lời kêu gọi nhân ngày Thủ đô giải phóng”, Hồ Chí Minh viết và cho công bố bài “Giữ gìn trật tự, an ninh”, đăng trên báo Nhân dân số 236 ra ngày 9 và ngày 10-10-1954. Người xác định: “Hiện nay, việc quan trọng nhất của Thủ đô là giữ vững trật tự, an ninh. Có giữ vững trật tự, an ninh thì nhân dân Thủ đô mới an cư lạc nghiệp. Giữ gìn trật tự, an ninh trước hết là việc của công an, bộ đội, cảnh sát. Nhưng chính quyền ta là chính quyền dân chủ, bất kỳ việc to việc nhỏ đều phải dựa vào lực lượng của nhân dân để phụng sự lợi ích của nhân dân. Việc an ninh trật tự càng phải dựa vào sáng kiến và lực lượng của nhân dân”.
+ Cũng trong những ngày trọng đại đó, Người cho đăng bài viết “Ổn định sinh hoạt” trên báo Nhân dân số 238 ra ngày 13 và 14-10-1954, trong đó giao nhiệm vụ rõ ràng cho lực lượng công an là: “Công an, tự vệ phải cố gắng giữ gìn trật tự, an ninh được 
vững chắc”.
+ Tháng 1-1956, tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 10, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định rất rõ nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân là: “Nhân dân ta có hai lực lượng. Một là quân đội để đánh giặc ngoại xâm, để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn hòa bình. Một lực lượng nữa là công an để chống kẻ địch trong nước, chống bọn phá hoại. Có lúc chiến tranh, có lúc hoà bình. Lúc chiến tranh thì quân đội đánh giặc, lúc hòa bình thì tập luyện. Còn công an thì phải đánh địch thường xuyên, lúc chiến tranh có việc, lúc hoà bình lại càng nhiều việc... công việc công an phải thường xuyên, không phải có từng đợt, từng lúc”.
+ Ngày 27-8-1953, Hội đồng Chính phủ dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh đã quyết định đổi Thứ bộ Công an thành Bộ Công an. Tại Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Quốc hội khoá II, kỳ họp thứ nhất thông qua ngày 17-7-1960, xác định Bộ Công an là một trong 30 bộ và cơ quan ngang bộ được cơ cấu trong Hội đồng Chính phủ.
Ý 3: Đánh giá giá trị và ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân?
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc, là cơ sở để Đảng ta lãnh đạo xây dựng Công an nhân dân. Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân ở chỗ: Hồ Chí Minh chủ trương xác định công an ta là Công an nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ, dựa vào nhân dân mà làm việc. Trong thực tiễn cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân đã được hiện thực hóa vào trong quá trình Đảng lãnh đạo Công an nhân dân và được thực tiễn chứng minh là đúng đắn, sáng tạo.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh định hướng cho lực lượng Công an nhân dân từng bước trưởng thành và phát triển.
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân đã, đang và sẽ mãi là ngọn đuốc soi đường, chỉ lối, dẫn dắt lực lượng Công an nhân dân vượt qua mọi khó khăn, thử thách, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự.
+ Trong suốt chặng đường lịch sử cách mạng Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về 
Công an nhân dân đã trở thành ngọn cờ dẫn dắt, “kim chỉ nam” cho mọi hành động của lực lượng Công an nhân dân.
+ Ngày nay, những bài học quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn công an là cơ sở quan trọng để lực lượng Công an tiếp tục phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, củng cố và phát triển lực lượng, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước, nhân dân. Những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân chính là cẩm nang để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân học tập, góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong tình hình mới.
Câu 2: “Công an của ta là Công an nhân dân, vì dân mà phục vụ và dựa vào nhân dân mà làm việc” được trích trong tác phẩm nào của Hồ Chí Minh? Phân tích nội dung của câu nói nêu trên?
Ý 1: Câu nói: “Công an của ta là Công an nhân dân, vì dân mà phục vụ và dựa vào nhân dân mà làm việc” được trích trong tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?
Tác phẩm “Tư cách người Công an cách mệnh” Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an khu XII, vào ngày 11/3/1948.
Ý 2: Phân tích nội dung của câu nói trên
- “Công an của ta là Công an nhân dân”.
+ Đây là Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên cho lực lượng Công an Việt Nam.
+ Hồ Chí Minh xác định nguồn gốc của Công an là từ nhân dân.
+ Hồ Chí Minh xác lập mối quan hệ máu thịt giữa công an và nhân dân.
+ Hồ Chí Minh xác định tính nhân dân, tính dân tộc của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.
+ Là lời nhắc nhở của Người đối với toàn lực lượng Công an nhân dân về việc phải luôn gìn giữ bản chất giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc.

- “Vì nhân dân mà phục vụ”. ........Còn nữa

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

 tải về

Lưu ý: Xác nhận không phải người máy và Click here tiếp Get link để tải về miễn phí.


Tin liên quan:

Bài dự thi tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân  Bài dự thi tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân Reviewed by sy on tháng 8 19, 2018 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Hình ảnh chủ đề của merrymoonmary. Được tạo bởi Blogger.